[Cập Nhật] 11 Kinh Nghiệm Quan Trọng Khi Thiết Kế Khách Sạn 4 Tầng

Tổng hợp kinh nghiệm thiết kế khách sạn 4 tầng cần nắm dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức quan trọng khi có nhu cầu xây dựng khách sạn quy mô 4 tầng. Bởi lẽ khách sạn chính là công trình kiến trúc lớn với nhiều phòng, nhiều tầng, đầy đủ các dịch vụ… Việc tìm hiểu một cách cụ thể và rõ ràng sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm để thiết kế khách sạn tốt nhất. Bạn đọc hãy cùng Inhouse Design tìm hiểu kỹ càng hơn về vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay nhé.

5 Kinh Nghiệm Về Tiêu Chuẩn Trong Thiết Kế Khách Sạn 4 Tầng

#1. Đối với vấn đề bố trí công năng

Có thể thấy rằng tùy thuộc vào chi phí đầu tư, quy mô, diện tích mà mỗi một khách sạn khác nhau sẽ được thiết kế, xây dựng dựa vào các tiêu chuẩn nhất định. Do vậy trước khi tiến hành thiết kế, xây dựng khách sạn thì chủ đầu tư cần phải xác định rõ quy mô cũng như mục tiêu muốn hướng đến. Có như vậy mới tiến hành phân chia, bố trí công năng phù hợp.

Thiết kế khách sạn 4 tầng
Thiết kế khách sạn 4 tầng

Thường khi thiết kế khách sạn 4 tầng thì một số công năng cơ bản cần có chính là: Phòng nghỉ dành cho khách hàng, khu vực sảnh lễ tân đón tiếp khách hàng, khu vực công cộng chung, khu vực để xe… Ngoài ra còn có một số công năng khác như là nhà hàng, bể bơi, quầy bar, khu vực thư giãn, giải trí…

Tùy thuộc vào chi phí đầu tư và quy mô từng khách sạn để chủ đầu tư nghiên cứu, chọn lựa thiết kế và bố trí công năng khoa học. Có như vậy mới đảm bảo tính thẩm mỹ cao và còn đảm bảo công năng sử dụng tiện nghi, mang đến sự thoải mái, chuyên nghiệp. Hơn nữa còn khẳng định chất lượng dịch vụ khách sạn.

*** Xem Thêm: Tổng Hợp 4+ Mẫu Thiết Kế Khách Sạn Mini 5×20m Cực Đẹp 2021

#2. Đối với tiêu chuẩn kỹ thuật

Khi tiến hành thiết kế, xây dựng công trình khách sạn cũng cần phải dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật. Mặt khác nên có sự tìm hiểu, nghiên cứu một cách kỹ càng, khảo sát thực tế cẩn thận. Có như vậy mới tìm ra được phương án thiết kế phù hợp nhất để có được công trình vững chãi, kiên cố. Và hơn nữa còn mang lại sự an toàn tối đa cùng khách hàng.

#3. Đối với tiêu chuẩn vị trí xây dựng

Trong thiết kế khách sạn 4 tầng thì vị trí xây dựng cũng là tiêu chí quan trọng cần nắm. Thường ở đây các công trình nên xây dựng tại vị trí trung tâm, mặt phố thông thoáng, mặt đường.

Lựa chọn vị trí thuận lợi (Ảnh: Internet)
Lựa chọn vị trí thuận lợi (Ảnh: Internet)

Và đồng thời cần đáp ứng tiêu chí có hệ thống giao thông thuận tiện mục đích thu hút sự chú ý và tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tìm đến khách sạn.

#4. Đối với tiêu chuẩn số tầng và số phòng

Tùy thuộc vào mức xếp hạng chất lượng hoặc tùy vào quy mô khách sạn. Khi ấy chủ đầu tư thực hiện cân nhắc thiết kế nhằm xây dựng công trình với số phòng, số tầng sao cho hợp lý nhất.

#5. Đối với tiêu chuẩn nội thất

Các công trình được xây dựng có mục đích kinh doanh như khách sạn thì việc chọn lựa, sắp xếp nội thất cho không gian bên trong là điều quan trọng cần chú ý. Đồ nội thất chọn lựa cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn mặt kỹ thuật, tính năng sử dụng. Chủ đầu tư cần chú ý tìm hiểu, chọn lựa các sản phẩm với chất lượng tốt nhất có kiểu dáng, màu sắc cùng họa tiết trang trí phù hợp kiến trúc tổng thể.

Nội thất đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Internet)
Nội thất đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Internet)

Mặt khác cần lưu ý bố trí nội thất đầy đủ trong mỗi căn phòng, có sự sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Có như vậy mới tạo nên các không gian nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái có đầy đủ tiện nghi dùng cho khách hàng.

*** Xem Thêm: 5 Lưu Ý Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua Khi Thiết Kế Khách Sạn Mini 200m2

6 Kinh Nghiệm Về Phong Cách Và Nội Thất

#6. Đối với phong cách kiến trúc

Hiện nay trong việc thiết kế khách sạn có nhiều những phong cách đa dạng khác nhau để có thể ứng dụng nhằm mang lại vẻ ngoài lộng lẫy, ấn tượng cho những công trình. Một số phong cách kiến trúc tiêu biểu hiện đang được nhiều người chú ý chọn lựa đó là: Kiến trúc phong cách hiện đại, kiểu Pháp, phong cách cổ điển, tân cổ điển…

Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp (Ảnh: Internet)
Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp (Ảnh: Internet)

Tất nhiên rằng với mỗi một phong cách khác nhau thì đặc điểm, nét đẹp cũng sẽ khác nhau. Nếu như chọn lựa, thiết kế khéo léo sẽ mang lại công trình đẹp với giá trị thẩm mỹ cao.

Bởi vì vậy tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ riêng cũng như hình ảnh chủ đầu tư muốn hướng đến mà chọn lựa phong cách thiết kế khách sạn 4 tầng cho phù hợp. Nên chọn lựa phong cách phù hợp với kết cấu kiến trúc, quy mô, bố cục nhằm tạo vẻ đẹp hài hòa cân đối.

*** Xem ngay: Thiết Kế Khách Sạn Tân Cổ Điển – Phong Cách Kiến Trúc Hot Nhất 2021

#7. Đối với mặt tiền khách sạn

Mặt tiền chính là toàn bộ phần phía trước của công trình khách sạn. Do vậy nó cũng là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng bước chân vào. Vì khách sạn ở đây là cơ sở kinh doanh vậy nên mặt tiền cần được thiết kế cởi mở và có sự giao tiếp cùng bên ngoài. Phương án hợp lý nhất đó là dùng cửa kính trong suốt.

Thiết kế mặt tiền khách sạn (Ảnh: Internet)
Thiết kế mặt tiền khách sạn (Ảnh: Internet)

Nhưng khi thiết kế mặt tiền chủ đầu tư cũng cần lưu ý yếu tố phong thủy và chọn hướng chính, màu sắc công trình phù hợp mệnh chủ đầu tư. Tuyệt đối khi thiết kế khách sạn 4 tầng thì mặt tiền không được dùng vật liệu có chất lượng kém. Bởi như đã nói nó là bộ mặt và cả linh hồn toàn bộ khách sạn.

Hình khối mặt tiền cũng cần được thiết kế hài hòa, nên lược bỏ đi các chi tiết rườm rà, rối mắt. Nếu như được trang trí hợp lý từ hoa văn, màu sắc, phào chỉ đến yếu tố bổ trợ như cây xanh, đèn hắt… sẽ càng đẹp và cuốn hút.

*** Xem Thêm: Thiết Kế Sảnh Khách Sạn Sang Trọng Và Ấn Tượng

#8. Đối với họa tiết phào chỉ hoa văn

Với một công trình khách sạn thì phào chỉ, hoa văn, họa tiết đều là các yếu tố trang trí không thể thiếu. Chính họa tiết và hoa văn sẽ góp phần giúp cho khách sạn của bạn càng cuốn hút, ấn tượng và có thêm điểm nhấn. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa họa tiết trang trí cùng không gian sống sẽ mang lại mặt tiền cuốn hút, ấn tượng cho toàn bộ công trình.

Không chỉ được dùng cho hoa văn, phào chỉ còn được dùng cho nội thất như là tường, trần nhà, khung tranh ảnh, đồ nội thất… đều vô cùng đẹp. Ngoài ra sự kết hợp đa dạng giữa kiểu dáng, màu sắc, kích thước mang đến sự hài hòa đối với cơ thể kinh doanh của bạn. Bí quyết nhỏ để phối màu được đó là họa tiết hình học, họa tiết nhỏ ít độ tương phản và gam màu trung tính để có được căn phòng điểm nhấn đẹp.

#9. Đối với khu sinh hoạt chung

Sảnh cùng quầy lễ tân được xem là trung tâm của một khách sạn. Không gian này chính là ấn tượng ban đầu của du khách khi đặt chân đến. Vì vậy thiết kế khách sạn 4 tầng từ đồ nội thất, màu sắc, bố cục, vật liệu, ánh sáng cùng đồ trang trí nên có sự chọn lựa sao cho cẩn thận.

Khi chọn quầy lễ tân, chủ đầu tư còn xem xét đến kích thước cho hài hòa. Nếu như diện tích sảnh rộng vẫn có thể dùng quầy lễ tân lớn với dáng chữ I hoặc là chữ L. Ngược lại nếu như các mẫu thiết kế khách sạn với sảnh nhỏ thì quầy hình vòng cung nhỏ, quầy hình chữ nhật đều là chọn lựa hợp lý.

#10. Đối với khu tiền sảnh khách sạn

Khu vực phòng ăn, bếp, cafe và bar

Thường sẽ được bố trí ở khu vực tầng 2 hoặc tầng vị trí trung gian nhằm thuận tiện trong việc di chuyển của khách. Nhà hàng, bar, khu vực cafe được tích hợp trong khách sạn để phục vụ cả về vấn đề thư giãn, ăn uống, vui chơi cho khách hàng.

Không gian ăn uống nên được thiết kế và bài trí đẹp, ấn tượng không thua kém các quán cafe, nhà hàng, bar chuyên nghiệp. Bởi nó chính là nơi mà khách thưởng thức các món ngon của khách sạn ấy hoặc địa phương ấy.

Kiến trúc sư cần đặc biệt lưu ý không gian nhà hàng, có diện tích rộng rãi, ngăn nắp và sạch sẽ. Một không gian ăn uống chuyên nghiệp mang lại cùng khách hàng cảm giác ngon miệng và thoải mái trong việc thưởng thức đồ ăn.

Khu vực chỗ để xe ô tô

Khi thiết kế khách sạn 4 tầng thì khu vực này thường bố trí ở gara tầng hầm hoặc mảnh đất bên cạnh nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách. Thực tế thì khách sạn có gara rộng rãi chắc chắn rằng thu hút được sự quan tâm và chú ý từ khách du lịch bởi sự tiện lợi và giúp rút ngắn thời gian di chuyển. Lưu ý chiều cao tối thiểu khu vực tầng hầm là 2.2m.

Khu vực sinh hoạt riêng

Đối với buồng phòng thường sẽ được bố trí từ tầng 2 trở lên. Chiều cao cho những phòng 3m đến 3.3m. Số phòng khi đó phụ thuộc vào việc đăng ký tiêu chuẩn khách sạn mà chủ đầu tư hướng đến. Buồng ngủ sẽ được chia thành 4 hạng và diện tích từ 10m2 cho đến 42m2.

Đối với buồng ngủ đôi ở khách sạn được thiết kế đầy đủ tiện nghi và đồng thời đạt những tiêu chuẩn liên quan đến kích thước, thẩm mỹ cùng công năng.

Đối với phòng tắm và WC nên bố trí ở đầu những khu vực sinh hoạt chung cùng mỗi phòng ngủ. Mặt khác WC cũng phải sạch sẽ, tiện nghi, khoa học và ngăn nắp.

*** Xem Thêm: Tiêu Chuẩn Thiết Kế Khách Sạn Mini 100m2 Ấn Tượng Năm 2021

#11. Đối với phối cảnh khách sạn

Thiết kế khách sạn 4 tầng thì phối cảnh chính là thể hiện hình ảnh 3 chiều khách sạn ở bề mặt giấy. Nó là chìa khóa nhằm kiến tạo các công trình đẹp từ kiến trúc đến nội thất sao cho phù hợp với sở thích cũng như mong muốn chủ đầu tư.

Bản phối cảnh được thực hiện sau khi thống nhất ý tưởng thiết kế giữa chủ đầu tư cùng kiến trúc sư. Bản vẽ nên có sự bao quát toàn bộ kiến trúc, cổng tường rào, sân vườn. Hơn nữa phải thể hiện rõ phong cách kiến trúc mà khách sạn muốn hướng đến.

Phối cảnh khách sạn (Ảnh: Internet)
Phối cảnh khách sạn (Ảnh: Internet)

Lưu ý rằng màu sắc là yếu tố quan trọng mục đích làm nổi bật kết cấu kiến trúc tổng thể và còn mang lại vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo cho các công trình. Ở bảng màu sắc đa dạng, phong phú thì mỗi một tone màu đều có các sắc thái riêng. Để tạo được hiệu ứng màu sắc nổi bật nhất nên có sư tìm hiểu, nghiên cứu cũng như phối hợp ăn ý giữa các tone màu.

Ngoài ra khi thiết kế khách sạn chủ đầu tư cũng lưu ý việc chọn lựa kết hợp hài hòa giữa màu sơn chủ đạo, màu họa tiết, hoa văn trang trí cùng màu nội thất bên trong của các không gian. Có như vậy mới mang đến sự chú ý, tạo ấn tượng sâu sắc cùng khách hàng và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Bài viết trên đây hy vọng rằng đã phân tích kỹ càng kinh nghiệm thiết kế khách sạn 4 tầng cùng bạn. Mọi câu hỏi vấn đề liên quan đến thiết kế, thi công vui lòng liên hệ cùng chúng tôi – Công ty Thiết kế Nội thất Inhouse Design để được tư vấn kỹ hơn.

Kiến Trúc Sư Doãn Truyền

Kiến Trúc Sư Doãn Truyền

KTS Doãn Truyền có 7 năm kinh nghiệm hành nghề trong các tập đoàn lớn như Flamingo Group, Eurostyle,… Với tôn chỉ thiết kế là “Sống sang trọng giữa thiên nhiên”, các công trình của Inhouse Design Studio sử dụng cây xanh như một thành phần không thể thiếu trong tất cả các không gian nội thất cũng như ngoại thất. Ngoài ra, sự sang trọng, lối sống thanh lịch thể hiện qua công năng, hình khối và tỷ lệ chính là điểm mạnh mà Inhouse Design Studio cung cấp đến cho những khách hàng của mình.